Tổng Giám đốc WHO trước làn sóng kêu gọi từ chức vì giúp "Trung Quốc giấu dịch"
Trong bối cảnh tiếp tục bị chỉ trích vì thông tin sai lệch, giám sát không đúng cách giúp Trung Quốc “che đậy” đại dịch Covid-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đang phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức từ các chính trị gia Mỹ và trên thế giới.
Dẫn đầu lời kêu gọi này là Thượng nghị sĩ Mỹ Martha McSally, đại diện bang Arizona, người tuần trước phát biểu trên kênh Fox Business rằng chính phủ Trung Quốc “che đậy nguồn gốc của loại virus đang gây ra những cái chết không đáng có trên khắp nước Mỹ và trên thế giới... Tôi nghĩ rằng Tiến sĩ Tedros cần phải từ chức”.
Cuối tuần qua, bà Martha McSally tiếp tục đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là từ Tổng Giám đốc WHO. Thượng nghị sỹ McSally tuyên bố ông Tedros đã “lừa dối cả thế giới”.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa ở Texas, ông Ted Cruz cũng cho rằng WHO đã mất uy tín và hiệu lực cần thiết nên cần đánh giá lại khả năng lãnh đạo của tổ chức này
Thượng nghị sĩ Marco Rubio từ Florida nêu quan điểm: “Một khi đại dịch này được kiểm soát, lãnh đạo WHO cần phải giải thích cho hành động của họ. Trong đó bao gồm việc Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đã cho phép Bắc Kinh sử dụng WHO để đánh lừa cộng đồng toàn cầu”.
“Tại thời điểm này, ông Tedros là kẻ đồng lõa hoặc không đủ năng lực. Không có tín hiệu tốt nào cho tương lai của ông ấy ở vị trí lãnh đạo của tổ chức quan trọng này”, ông Marco Rubio nói.
Tương tự như vậy, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley, cũng chỉ trích WHO về những tuyên bố trước đây về chủng virus corona mới.
WHO báo cáo vào ngày 14-1-2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý thông tin sai lệch và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc", bà Nikki Haley viết trên Twitter.
Theo Reuters, đầu tháng 2-2020, khi Tổng thống Mỹ ban hành lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài đến từ Trung Quốc, Giám đốc WHO Tedros vẫn khẳng định “không cần thiết phải can thiệp vào hoạt động đi lại và thương mại quốc tế” để ngăn chặn virus lây lan.
Hôm 20-3, ông Tedros thông báo, lần đầu tiên Trung Quốc báo cáo không có ca nhiễm trong nội địa nào. Đó là một thành tựu đáng kinh ngạc khiến chúng ta an tâm rằng virus corona có thể bị đánh bại.
Thông tin đó được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona mới của Trung Quốc bị nghi ngờ là không chính xác.
Ý kiến của ông Tedros cùng các kênh thông tin khác của WHO đã được Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy thông điệp của quốc gia này khi họ tìm cách làm chệch hướng đổ lỗi cho đại dịch. Một nghiên cứu của Đại học Southampton cho hay, số ca nhiễm đã có thể “giảm 95% trên toàn cầu nếu Trung Quốc hành động trước đó 3 tuần”.
Thượng nghị sĩ Rick Scott, từ bang Florida, Mỹ cũng kêu gọi trách nhiệm của WHO đối với việc xử lý đại dịch này. “Khi nhắc đến dịch Covid-19, WHO đã thất bại. Họ cần phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong việc thúc đẩy thông tin sai lệch và giúp Trung Quốc che đậy một đại dịch toàn cầu”, ông Scott nói tuần trước.
Dẫn đầu lời kêu gọi này là Thượng nghị sĩ Mỹ Martha McSally, đại diện bang Arizona, người tuần trước phát biểu trên kênh Fox Business rằng chính phủ Trung Quốc “che đậy nguồn gốc của loại virus đang gây ra những cái chết không đáng có trên khắp nước Mỹ và trên thế giới... Tôi nghĩ rằng Tiến sĩ Tedros cần phải từ chức”.
Cuối tuần qua, bà Martha McSally tiếp tục đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là từ Tổng Giám đốc WHO. Thượng nghị sỹ McSally tuyên bố ông Tedros đã “lừa dối cả thế giới”.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa ở Texas, ông Ted Cruz cũng cho rằng WHO đã mất uy tín và hiệu lực cần thiết nên cần đánh giá lại khả năng lãnh đạo của tổ chức này
Thượng nghị sĩ Marco Rubio từ Florida nêu quan điểm: “Một khi đại dịch này được kiểm soát, lãnh đạo WHO cần phải giải thích cho hành động của họ. Trong đó bao gồm việc Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đã cho phép Bắc Kinh sử dụng WHO để đánh lừa cộng đồng toàn cầu”.
“Tại thời điểm này, ông Tedros là kẻ đồng lõa hoặc không đủ năng lực. Không có tín hiệu tốt nào cho tương lai của ông ấy ở vị trí lãnh đạo của tổ chức quan trọng này”, ông Marco Rubio nói.
Tương tự như vậy, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley, cũng chỉ trích WHO về những tuyên bố trước đây về chủng virus corona mới.
WHO báo cáo vào ngày 14-1-2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý thông tin sai lệch và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc", bà Nikki Haley viết trên Twitter.
Theo Reuters, đầu tháng 2-2020, khi Tổng thống Mỹ ban hành lệnh cấm nhập cảnh với người nước ngoài đến từ Trung Quốc, Giám đốc WHO Tedros vẫn khẳng định “không cần thiết phải can thiệp vào hoạt động đi lại và thương mại quốc tế” để ngăn chặn virus lây lan.
Hôm 20-3, ông Tedros thông báo, lần đầu tiên Trung Quốc báo cáo không có ca nhiễm trong nội địa nào. Đó là một thành tựu đáng kinh ngạc khiến chúng ta an tâm rằng virus corona có thể bị đánh bại.
Thông tin đó được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona mới của Trung Quốc bị nghi ngờ là không chính xác.
Ý kiến của ông Tedros cùng các kênh thông tin khác của WHO đã được Trung Quốc sử dụng để thúc đẩy thông điệp của quốc gia này khi họ tìm cách làm chệch hướng đổ lỗi cho đại dịch. Một nghiên cứu của Đại học Southampton cho hay, số ca nhiễm đã có thể “giảm 95% trên toàn cầu nếu Trung Quốc hành động trước đó 3 tuần”.
Thượng nghị sĩ Rick Scott, từ bang Florida, Mỹ cũng kêu gọi trách nhiệm của WHO đối với việc xử lý đại dịch này. “Khi nhắc đến dịch Covid-19, WHO đã thất bại. Họ cần phải chịu trách nhiệm về vai trò của mình trong việc thúc đẩy thông tin sai lệch và giúp Trung Quốc che đậy một đại dịch toàn cầu”, ông Scott nói tuần trước.
Không có nhận xét nào